Nguyên nhân và giải pháp tránh email vào SPAM

Mail gửi đi vào Spam/Junk-Email của người nhận là do bộ lọc spam của Server nhận mail đánh giá mail gửi đến không đủ độ tin cậy dựa vào thang điểm được cấu hình trong mỗi loại Mail Server khác nhau, hoặc cũng có thể do người nhận mail báo cáo, đánh dấu spam.

Cách thức hoạt động của bộ lọc spam

Các bộ lọc email được lập trình sẵn rất nhiều tiêu chí để đánh giá 1 email có phải là spam hay không, ví dụ những cụm từ giống spam như “CLICK HERE” hay “MIẾN PHÍ! MUA NGAY!”. Mỗi tiêu chí như vậy tương ứng với 1 số điểm. Tổng số điểm đạt tiêu chí của một email, cộng lại sẽ ra điểm spam (spam score). Bộ lọc spam sẽ check spam dựa vào các yếu tố trong một mail gửi đến như header, body, subject, reverse dns, URIBlacklist, keyword ...
Nếu điểm spam của bạn vượt ngưỡng cho phép, bạn sẽ đi vào hộp thư rác mà không cần bàn cãi.
Danh sách các tiêu chí của spam vẫn tăng đều và rất hiệu quả. Mỗi khi ai đó nhấn vào nút “báo cáo spam” trên chương trình duyệt email, các bộ lọc sẽ tiếp thu ngay. Thậm chí, các bộ lọc còn chia sẻ “kiến thức” cho nhau để ngày càng trở nên hoàn hảo. Tuy không có một công thức giúp bạn thoát các bộ lọc, nhưng vẫn có 1 vài lỗi bạn cần tránh để thư của bạn không vào thùng rác của người nhận.

Những lỗi thông thường cần tránh

Có 1 số lỗi mà người dùng thường xuyên mắc phải, và hậu quả là bị các bộ lọc spam chặn đường:

  • Sử dụng các cụm từ spam, như là “Nhấn vào đây!” hoặc “Cơ hội duy nhất trong đời!”
  • Sử dụng dấu chấm than kịch liệt!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
  • TOÀN VIẾT HOA
  • Tô màu đỏ hoặc xanh sáng
  • Code HTML cẩu thả, như kiểu copy từ Microsoft Word qua HTML
  • Email chỉ có 1 hình ảnh lớn, không có hoặc rất ít text (bởi vì các bộ lọc không xem được hình, nên nó cho rằng bạn đang lừa nó)
  • Sử dụng từ “kiểm tra” trong dòng tiêu đề
  • Gửi đến nhiều người nhận trong cùng 1 công ty (tường lửa email của công ty sẽ cho rằng đó là 1 cuộc tấn công spam)
  • Thiết kế HTML trong… Word và xuất ra file HTML
  • Nội dung có chứa từ khoá nào “nhạy cảm”? Như thế nào là “nhạy cảm” thì do hệ thống xác định và không hẳn là liên quan đến chính trị, sex hay bậy bạ mới là nhạy cảm mà là những từ khoá được đề cập nhiều trên môi trường Internet hay Google cũng bị coi là nhạy cảm, ví dụ từ resort, gay, bất động sản, marketing…

Tăng cường độ tin cậy cho mail gửi đi

Bạn cần lưu ý một số nội dung sau để email gửi đi càng thêm tin cậy và cơ hội vào inbox sẽ càng cao:

  • Danh sách người nhận mail phải chuẩn, phải còn sống. Do vậy Bạn cần tiến hành lọc các email chết (email không còn hoạt động) trước khi gửi mail.
  • Danh sách địa chỉ email phải tương ứng với người nhận biết tới Bạn. Tránh sử dụng những email quét được trên mạng, hay mua từ nguồn nào đó, vì các địa chỉ email đó thuộc sở hữu của những người không biết bạn, và đặc biệt bạn đang vi phạm pháp luật về thư tín.
  • Cần tuân thủ quy định của các bộ máy lọc mail để tránh những lỗi thông thường xảy ra với email.
  • Phần tên của địa chỉ gửi (FROM) nên là: Họ và Tên, Tên domain website của Bạn. Ví dụ: Hoàng Thu Huyền, VnBestJOBs.com
  • Phần tiêu đề mail nên tránh viết hoa nhiều và tránh các ký tự đặc biệt như: @ ! # $... hoặc đưa địa chỉ website vào.
  • Nội dung email cần rõ ràng, logic và đặc biệt mang lại giá trị cho người nhận.
  • Phần chân Email nên có link để cho phép người nhận mail đăng ký hủy nhận mail từ Bạn.
  • Chọn đúng thời điểm ứng với đặc thù của đối tượng khách hàng mục tiêu để hiệu quả chiến dịch email marketing càng khả quan.
  • Thường xuyên theo dõi báo cáo thống kê chiến dịch từ phần mềm NinjaMarketing.com để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Hãy tham gia ngay Group Facebook "DIGITAL MARKETING PRO 4.0" để trao đổi và kết nối nhé!